Những bệnh lý về mốc lác thường gặp ở gà do môi trường ẩm thấp hoặc sau khi gà đá về không được vệ sinh sạch sẽ gây ra. Vì vậy mỗi sư kê chơi gà đều phải có cho mình một cách chữa mốc hiệu quả nhất cho gà chọi. Để đảm bảo sức khỏe của gà là ở trạng thái tốt nhất. Đồng thời giữ vẻ đẹp ngoại hình cho gà chiến. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho anh em 2 cách chữa bệnh mốc cho gà đá từ nguyên liệu thiên nhiên an toàn và lành tính.
Phương pháp chữa bệnh mốc cho gà đá với thuốc dân gian
Nhiều sư kê đá gà cựa dao ưa chuộng hai công thức dân gian mang lại hiệu quả trị mốc rất tốt. Mà còn mang lại một làn da đỏ đẹp cho các chiến kê. Nguồn nguyên liệu chữa trị mốc cho gà chọi cũng rất dễ tìm mà giá cả lại khá rẻ. Nhiều sư kê đã áp dụng thuốc trị mốc cho gà chọi và đánh giá tốt và được nhiều người chơi gà tin dùng.
Bí quyết 1: Chữa bệnh mốc cho gà đá bằng hỗn hợp “Rượu + nghệ + quế + măng cụt”
Cho tất cả những nguyên liệu kể trên vào một bình ngâm trong khoảng 1 tháng. Dùng hỗn hợp lau trên các vết mốc lác ở cơ thể gà. Công thức này được xem là cách chữa mốc hiệu quả nhất cho gà chọi mà còn mang đến tác dụng diệt khuẩn. Làm da đỏ và chống lại sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn. Bôi hỗn hợp thuốc trị lác 1 lần/ ngày cho gà trong vòng 1 tuần thì sẽ khỏi hẳn.
Nên kết hợp cách trị mốc cho gà chọi và om bóp bằng nghệ + chè + ngải cứu. Như vậy sẽ giúp các vết mốc sẽ nhanh bong tróc hơn. Mà lại còn giúp gà trở nên khỏe mạnh và nhanh đỏ da hơn bình thường.
Bí quyết 2: Chữa bệnh mốc cho gà đá với “Rượu + rễ cây Bạch Hạc”
Cho rượu khoảng 40 độ ngâm với rễ cây Bạch Hạc trong khoảng 20-30 ngày mới đem ra sử dụng. Dùng dung dịch này bôi vào vùng da bị mốc sau khi được lau sạch. Ngày bôi từ 2-3 lần/ ngày, dùng liên tục trong vòng 4-5 ngày. Như vậy thì các vết mốc sẽ biến mất dần.
Chiến lược phòng tránh bệnh mốc cho gà đá
Từ các nguyên nhân chính khiến gà chọi bị mốc được kể tên ở ngay phần đầu thì sẽ đưa ra được những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Xây dựng môi trường chăm sóc gà đá tốt hơn
Cần thường xuyên xử lý, vệ sinh chuồng trại. Sử dụng theo định kỳ những loại thuốc sát trùng, khử trùng khu vực nuôi. Thay lớp đệm lót và kiểm tra khi chuồng bị hắt mưa hoặc dột nước thì cần phải xử lý ngay.
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi sau khi gà đá trở về
Gà đi đá về thường sẽ gặp phải một số vết thương, cơ thể dính máu. Nhiều người sợ gà bị đau mà không dám đụng vào gà. Đó là nguyên nhân chính giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, vết máu gây mốc lác. Do vậy, gà sau khi đá về cần dùng nước ấm để lau cho gà.
Tiếp theo lấy đờm trong miệng gà, sử dụng rượu nghệ om bóp. Việc làm này vừa giúp gà tránh được bệnh mốc và lại giúp cho các vết thương mau lành hơn.
Sau khi om bóp xong cần cho gà sống trong môi trường đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và kín gió. Nhằm để chúng không bị nhiễm lạnh và tình trạng mốc ở gà cũng không có cơ hội xuất hiện.
Kết bài
Hy vọng với phương pháp trên sẽ giúp cho các sư kê chữa bệnh mốc cho gà đá hiệu quả hơn cho gà. Bên cạnh đó cần áp dụng những phương pháp phòng bệnh và kỹ năng chăm sóc, đặc biệt là với chiến kê tham gia đá gà trực tiếp để tránh bệnh mốc lác tái phát trên cơ thể chúng.